Thông thường, khi mang thai chị em thường có nguy cơ mắc phải bệnh trĩ rất cao, đặc biệt trong ba tháng cuối thai kỳ. Bệnh cũng có thể phát triển trong lúc mẹ đang chuyển dạ và trở nên phổ biến sau khi sinh bé. Vậy có phương pháp chữa bệnh trĩ khi mang thai nào hiệu quả không? Khi mang thai chị em có thể chữa bệnh trĩ được không? Cùng tham khảo chi tiết trong bài viết dưới đây.
DẤU HIỆU CỦA BỆNH TRĨ KHI MANG THAI
Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ bị giãn tĩnh mạch âm hộ thường dễ bị bệnh trĩ hơn. Thừa cân trước khi mang thai, đa thai; thừa nhiều nước hoặc ít vận động, táo bón, gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai,… tất cả sẽ góp phần gây nguy cơ bị trĩ khi mang thai.
Có hai dạng trĩ nội và trĩ ngoại. Nếu là trĩ nội, bạn có thể không biết cho tới khi thấy chút máu trên giấy vệ sinh. Trĩ ngoại tạo cảm giác như có một vật gì đó phình to ra khỏi hậu môn với hình dạng như một quả nho.
Mắc bệnh trĩ khi mang thai khiến nhiều mẹ bầu lo lắng
Kích thước trĩ không nhất thiết phải có chỉ số cố định và rõ rệt. Một số phụ nữ mô tả nỗi đau của bệnh trĩ giống như một “ngồi lên một con dao sắc” hoặc “bị rạch bởi một lá bài”.
Hiện tượng chảy máu cũng có thể xảy ra nếu trĩ lớn và bị căng. Máu có thể chỉ dính trên giấy vệ sinh, lẫn trong phân hoặc nhỏ giọt, thậm chí là phun thành tia.
Phụ nữ mang thai mắc bệnh trĩ còn có cảm giác sưng đau, ngứa ngáy hậu môn. Hậu môn thường xuyên tiết dịch nhầy gây ẩm ướt khó chịu.
Sa búi trĩ, ở cấp độ 1,2 kích thước búi trĩ khá nhỏ và sẽ bị sa ra ngoài khi đại tiện, đồng thời chúng cũng có thể tự co lại khi đại tiện xong. Ở cấp độ 3 búi trĩ sa ra ngoài và không thể tự co lại nữa,người bệnh cần dùng tay để đẩy chúng vào hậu môn.
Ở cấp độ 4, búi trĩ sa hẳn ra ngoài, nằm ngoằn ngoèo ở rìa hậu môn, không thể dùng tay đẩy vào trong ống hậu môn nữa.
Nếu bạn lo lắng hãy tới cơ sở y tế. Việc này sẽ tốt hơn cho sự an toàn của bạn và con bạn.
KHI MANG THAI BỊ TRĨ CÓ NGUY HIỂM KHÔNG?
Theo các chuyên gia khoa sản Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi, chị em khi mang thai không nên quá chủ quan với căn bệnh này.
Thường nguyên nhân gây trĩ cho chị em là táo bón. Khi đó, phân chứa nhiều chất độc, không được thải ra ngoài sẽ bị trực tràng hút ngược vào cơ thể, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ và thai nhi.
Bên cạnh đó, khi có thai, cơ thể phụ nữ thường giữ lượng nước lớn, cơ nhão ra nhiều. Nếu bị trĩ, khi rặn đẻ có thể làm bệnh nặng thêm, khiến các sản phụ đau đớn và phải đối mặt với nhiều khó khăn sau sinh.
Bệnh trĩ nếu không được khám chữa kịp thời có thể gây nhiễm trùng, hoại tử búi trĩ. Lâu dần,chúng sẽ kích thích các tế bào ác tính phát triển gây ra bệnh ung thư trực tràng.
Khi hình thành các búi trĩ, các đám rối tĩnh mạch có niêm mạc mỏng nên rất dễ bị chảy máu.Tình trạng này kéo dài mà không được khắc phục sớm sẽ gây thiếu máu trầm trọng,thai phụ thường xuyên bị đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu, nguy hiểm hơn là có thể gây sinh non, đe dọa đến tính mạng của mẹ và bé.
Vì thế, khi phát hiện mình có dấu hiệu bệnh trĩ, chị em nên nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được thăm khám và điều trị càng sớm càng tốt.
Nhận tư vấn bác sĩ qua hệ thống online >>> Click tại đây
PHƯƠNG PHÁP CHỮA BỆNH TRĨ KHI MANG THAI
Có nhiều cách điều trị trĩ chị em đang mang thai có thể áp dụng. Mỗi cách lại cho một có hiệu quả rất khác nhau
Chữa táo bón
Khi mang thai, bạn nên ăn nhiều chất xơ như ngũ cốc nguyên hạt, đậu, trái cây, rau và uống nhiều nước khoảng tám đến mười ly một ngày. Tập thể dục thường xuyên, ngay cả khi bạn có rất ít thời gian.
Đi vệ sinh ngay khi có nhu cầu và đừng nán lại nhà vệ sinh quá lâu để tăng áp lực lên trực tràng.
Thực hiện các bài tập Kegel cho bà bầu hàng ngày. Kegel giúp tăng lưu thông trong trực tràng và tăng cường cơ bắp xung quanh hậu môn, giảm nguy cơ mắc bệnh trĩ khi mang thai. Ngoài ra, Kegel còn giúp cơ thể bạn phục hồi sau khi sinh nhanh hơn.
Phương pháp chữa bệnh trĩ khi đang mang thai
Tránh ngồi hoặc đứng quá lâu
Bạn nên thường xuyên đi lại hoặc nằm nghỉ ngơi thay vì ngồi quá lâu. Khi ở nhà, nên nằm nghiêng bên trái lúc ngủ, đọc sách hay xem tivi để có thể giảm áp lực lên trực tràng và tăng lượng máu trở về từ nửa dưới cơ thể.
Dùng đá hoặc túi chườm lạnh chườm lên vùng hậu môn vài lần trong ngày để hạn chế tình trạng sưng tấy.
Tắm nước ấm, ngâm mình trong bồn tắm từ 10-15 phút mỗi ngày. Xen kẽ hai phương pháp lạnh và nóng khi điều trị.
Rửa sạch hậu môn sau khi đi vệ sinh, nên dùng giấy trắng, mềm và không mùi thơm. Bạn cũng có thể dùng khăn ướt không cồn hoặc loại khăn chuyên dụng cho những người bị trĩ.
Không nên tự ý dùng thuốc. Bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc vì sẽ gây nguy hiểm cho thai nhi và dễ bị viêm nhiều hơn.
KHI NÀO NÊN ĐẾN ĐẾN GẶP BÁC SĨ ĐỂ KHÁM BỆNH TRĨ KHI MANG THAI?
Thông thường bệnh trĩ sẽ thuyên giảm khi bạn áp dụng những biện pháp tự điều trị như trên. Tuy nhiên, nếu các biện pháp phòng ngừa không mang lại hiệu quả hoặc bị đau, ra máu, bạn nên đến bác sĩ ngay để được khám kỹ hơn.
Đặc biệt khi bà bầu bị trĩ có hiện tượng bệnh chuyển biến nặng như chảy máu hậu môn hay sa búi trĩ, mẹ bầu cần đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời, tránh ảnh hưởng đến quá trình sinh con.
Mọi thắc mắc đều phải tham khảo ý kiến bác sĩ, không được tự ý điều trị tại nhà hoặc đến những địa chỉ không chuyên để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe thai phụ và cả thai nhi.
Nếu bạn đang mang thai nhưng không may mắc phải bệnh trĩ hãy gọi đến [sodt] hoặc nhấp vào >>Tư Vấn Trực Tuyến<< bên dưới để các chuyên gia Phòng Khám Đa Khoa Lê Lợi hỗ trợ bạn một cách nhanh chóng và an toàn nhất.